Từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Tấn Dũng (Trọng Đạt)

Từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Tấn Dũng (Trọng Đạt)
Bài 2 tiếp theo và hết


Nguyễn Văn Linh
Sinh ngày 1-7-1915, mất 27-4-1998, là Tổng bí thư CSVN từ 1986 tới 1991, người mở đường có công với đổi mới của kinh tề VN, tên thật là Nguyễn Văn Cúc.
Sinh tại xã Giai Phạm, Hưng Yên BV xuất thân gia đình công chức. Ngày 1-5-1930 Nguyễn Văn Linh bị Pháp bắt vì tội tuyên truyền chống Pháp bị tù Côn đảo cho tới 1936 được thả, cùng năm được kết nạp vào đảng CS Đông Dương. Ông hoạt động ở Hải Phòng, sau chuyển lên hoạt động ở Hà Nội,  vào Sài Gòn dưới quyền bí thư Sài Gòn Nguyễn Thị Minh Khai.

Năm 1939 ông  được điều ra miền Trung, năm 1941 NVL bị bắt ở Vinh và bị đầy đi Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945 ông hoạt động ở miền tây Nam bộ, sau đó ở Sài Gòn Chợ Lớn với cương vị bí thư thành ủy Sài Gòn. Năm 1947 Linh  là thường vụ xứ ủy Nam bộ, năm 1955-1960 ông là Đặc khu uỷ Sài Gòn Gia Định. Năm 1957-1960 ông là quyền bí thư xứ ủy Nam bộ, năm 1960 tại Đại hội đảng lần thứ 3, được bầu vào BCHTƯ (1961-1964) làm Bí thư rồi Phó bí thư Trung ương cục miền nam.
Năm 1976 NVL làm Bí thư thành ủy TP Hồ chí Minh, tháng 12-1976 tại Đại hội 4 ông được vào BCHTƯ Bộ chính trị. Tại Đại hội 5 ông ta rút khỏi Bộ chính trị vào Sài Gòn làm Bí thư thành ủy năm 1981 thay Võ Văn Kiệt. Tháng 6-1986 khi Trường Chinh làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban bí thư Trung ương đảng, sau vào Bộ chính trị. Tháng 12-1986, tại Đại hội 6 NVL được bầu vào BCHTƯ, Ủy viên bộ chính trị, giữ chức Tổng bí thư đảng kiêm đảng ủy quân sự trung ương (1987).
Từ đây bắt đầu giai đoạn đổi mới, cởi mở của CSVN, sau nhiệm kỳ Tổng bí thư (1986-1991) ông xin lui không ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo, ông mất năm 1998, thọ 83 tuổi. Khi còn là Bí thư thành ủy TP HCM, NVL thực hiện xóa bỏ quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Trong nhiệm kỳ làm TBT, NVL góp phần xoay chuyển tình thế mở đường cho đổi mới. Ông ta đưa ra quan niệm mới, ý tưởng mới cách làm mới, bỏ chế độ giai cấp lãnh đạo đi máy bay riêng, đi xe gắn máy lạnh, ông chống cái cũ, chống bảo thủ, giáo điều.
Trong một bài đăng tháng 6-1987, Nguyễn Văn Linh  nói sau Đại hội 4 phát động nói thẳng nói thật, cho phê bình sửa chữa, chống trì trệ công khai đăng báo, phổ biến trên đài phát thanh nói về các sai lầm kể cả của cán bộ cao cấp. Về vấn đề đổi mới ông nói: chủ trương đổi mới toàn diện , đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với cách làm thích hợp, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chống tham nhũng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Có người đánh giá Nguyễn Văn Linh  lội ngược dòng chính trị, lịch sử. Ông ta vực dậy kinh tế TP HCM, là người đóng góp to lớn cho cách mạng. Phó giáo sư tiến sĩ Đào Công Tiến giảng nghĩa “định hướng xã hội chủ nghĩa” là tiến tới mục tiêu chống áp bức bóc lột bất công, tiến tới ấm no hạnh phúc…
Nhưng trên thực tế XHCN tại VN ngày nay đầy rẫy bất công áp bức, bóc lột, bọn thống trị ăn trên ngồi chốc, cha truyền con nối, chỉ có con ông cháu cha, con cái đảng viên được hưởng mọi ưu quyền đặc lợi ấm no hạnh phúc.


Đỗ Mười
Sinh ngày 2-2-1917 tên thật là Nguyễn Duy Cống, Tổng bí thư đảng CSVN từ tháng 6-1991 tới tháng 12-1997. Sinh trưởng trong một gia đình trung nông, lớn lên làm thợ sơn, năm 1936 tham gia Mặt trận dân chủ Đông Dương, năm 1939 gia nhập đảng CS Đông Dương, năm 1941 bị giam 10 năm tại Hỏa lò.
Năm 1945 Nguyễn Duy Cống vượt ngục tham gia khởi nghĩa tỉnh Hà Đông, sau cách mạng tháng tám, Cống giữ chức bí thư tỉnh ủy Hà Đông. Sau đó làm tỉnh ủy Hà Nam, bí thư tỉnh ủy Nam Định, bí thư Ninh Bình, Chính ủy kiêm tư lệnh liên khu 3. Năm 1955 Cống làm Bí thư thành ủy Hải Phòng, tháng 3-1955 Ủy viên dự khuyết trung ương đảng, năm 1956 Thứ trưởng Bộ nội thương. Năm 1960 Cống được bầu làm Ủy viên trung ương đảng khóa 3, đại biểu quốc hội khóa 2.
Năm 1961-1969 Cống làm Chủ nhiệm ủy ban vật giá nhà nước, năm 1969 làm Phó thủ tướng chủ nhiệm văn phòng kinh tế phủ Thủ tướng, năm 1971 Đại biểu quốc hội khóa 4, Phó thủ tướng. Năm1973 ông giữ chức Bộ trưởng bộ xây dựng, năm 1976  được bầu Ủy viên trung ương đảng, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị. Năm 1977 ông giữ chức Phó thủ tướng, Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp XHCN, Phụ trách Cải tạo công thương nghiệp miền nam VN.
Năm 1981 Đỗ Mười làm đại biểu quốc hội khóa 7, Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng, năm 1982 ông được bầu vào Trung ương đảng, ủy viên Bộ chính trị. Năm 1988 ông làm Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, năm 1991 được bầu làm Tổng bí thư trung ương đảng khóa 7, năm 1986 được bầu Tổng bí thư khóa 8,  tháng 12-1997 ông từ nhiệm chức Tổng bí thư chuyển sang làm cố vấn trung ương đảng.
Đỗ Mười cổ võ đổi mới nhưng không thay cơ cấu chính trị, ông ta nói với báo chí: đảng ta vẫn theo xã hội chủ nghĩa, con đường duy nhất đúng. Đỗ Mười bị chỉ trích vì gây ra thảm kịch đánh tư sản ngày 23-3-1978 khi ông làm Phó thủ tướng Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp. Mười cho khoảng 60 ngàn đoàn viên Thanh niên CS đi khắp nơi (tại miền nam) đóng cửa kiểm kê các nhà tư sản rồi lấy nhà đuổi đi kinh tế mới, thời gian này có tới mấy chục ngàn cơ sở thương mại bị đóng cửa trong một ngày.
Chiến dịch thất nhân tâm này khiến nhiều người phải tự tử và đi vượt biên, một cuộc ăn cướp vĩ đại trắng trợn, trấn lột tài sản các thương gia để bỏ túi chia chác nhau, lấy nhà phân phối cho các đảng viên từ ngoài Bắc vào. ước lượng có hai triệu người đi vượt biên, mấy trăm nghìn người thiệt mạng ngoài biển khơi.
Sau này Đỗ Mười bị kết án là người đã gây ra thảm kịch kinh tế miền nam sau 1975, đây là một kế hoạch ngu xuẩn khi đem một chủ nghĩa kinh tế mọi rợ, lạc hậu áp dụng vào một xã hội tấn tiến tại miền nam VN. Thập niên 50 Mười là người xử lý chuyên môn địa hạt kinh tế nhưng chỉ đối với một nền kinh tế lạc hậu bán khai. Những năm 1976-1979 ông ta thất bại trong việc tổng hợp hai nền kinh tế Bắc-Nam. Với cương vị người phụ trách cải tạo công thương nghiệp miền nam, ông ta toàn quyền như vua đã dồn hai nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa làm một. Những người chống Đỗ Mười kết án ông này chịu trách nhiệm nhiều nhất cho sự thất bại thê thảm nền kinh tế hậu chiến 1976.


Lê Khả Phiêu
Ông giữ chức Tổng bí thư CSVN từ tháng 12-1997 tới tháng 4 -2001, là người kế nhiệm Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu cũng là một  Tướng lãnh cấp bậc Thượng tướng, Chủ nhiệm cục chính trị.
Phiêu sinh ngày 27-12-1931 ở ở làng Thượng Phúc, Thanh Hóa, năm 1945 tham gia phong trào Việt Minh, gia nhập đảng CSĐông Dương năm 1949. Đầu tháng 5-1950 ông gia nhập quân đội đi từ binh nhì lên chính trị viên đại đội. Từ 1954 tới 1958 giữ chức chính trị viên tiểu đoàn rồi trung đoàn,1966 giữ chức Chính ủy kiêm trung đoàn trưởng TĐ 9 sư đoàn 304.
Năm 1967 ông được điều động vào chiến trường Trị Thiên làm Chính ủy trung đoàn 9, năm 1970 giữ chức Phó chủ nhiệm chính trị quân khu Trị Thiên. Tháng 5-1974, khi Quân đoàn hai được thành lập ông được cử giữ chức chủ nhiệm cục chính trị Quân đoàn, cấp bậc Thượng tá.
Năm 1978 ông giữ chức Phó tư lệnh Quân khu 9, cấp bậc Đại tá, tháng 4-1984 được thăng Thiếu tướng giữ chức Phó tư lệnh chính trị kiêm chủ nhiệm chính trị, Phó bí thư ban cán sự Bộ tư lệnh quân tình nguyện VN tại Campuchia. Tháng 8-1988 CSVN rút quân, Lê Khả Phiêu được thăng Trung tướng, về làm Phó chủ nhiệm tổng cục chính trị. Tháng 9-1991ông giữ chức Chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân đội nhân dân, năm 1992 được  phong Thượng tướng.
Tháng 6-1992 tại Hội nghi BCHTƯ lần thứ 13, ông được bầu vào Ban bí thư trung ương đảng. Tháng 1-1994 tại Hội nghị toàn quốc, LK Phiêu được bầu vào Bộ chính trị, tháng 6-1996 được bầu  ủy viên thường vụ Bộ chính trị
Ngày 26-12-1997 tại Hội nghị trung ương lần thứ 4, BCHTƯ đảng (khóa 8) Lê Khả Phiêu được giữ chức Tổng bí thư BCHTƯđảng CSVN, cũng là đại biểu qốc hội khóa 9, 10.
Trong một bài đăng trên BBC.Vietnamese ngày 22-6-2006 (Sự ra đi của một Tổng bí thư) có nói: tại Đại hội đảng lần thứ 9 của CSVN  (từ 19-4 đến 22-4-2001) Lê Khả Phiêu bị hạ bệ, Nông Đức Mạnh được cử lên thay. Đầu năm 2001 Lê Khả Phiêu bị nội bộ đảng chỉ trích.
Bộ chính trị bỏ phiếu tỷ lệ 12/6 đồng ý để ông Lê Khả Phiêu ở lại tới năm 2003 nhưng ngày 17-4, tại cuộc họp các đại biểu (toàn quốc) trước khi chính thức khai mạc đại hội 9 đã đảo ngược quyết định của Bộ chính trị  và bỏ phiếu hạ bệ Tổng bí thư.
Lê Khả Phiêu giữ chức TBT từ 1997 bị cáo buộc là người có nhiều tham vọng, muốn làm Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước (y như bác Hồ). Phiêu bị tai tiếng là người bè phái, bổ nhiệm nhiều người xứ Thanh Hóa, ngoài ra bị cáo buộc đã dùng tình báo quân đội để theo dõi các Ủy viên bộ chính trị. Dưới thời Lê Khả Phiêu, kinh tế bị thoái trào, tham nhũng mạnh, đầu tư nước ngoài vào VN giảm từ 4 tỷ đô la năm 1998 xuống còn 1,48 tỷ năm 1999.
LKP không muốn cải tổ doanh nghiệp quốc doanh cùng những lời phát biểu ý thức hệ của ông khiến ông bị kết án là bảo thủ và ngả về Trung Quốc. Tại Hội nghị Bắc Kinh, Lê Khả Phiêu nhượng bộ Trung Cộng về sự phân định vịnh Bắc Bộ không có sự chấp thuận trước của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương và cả Bộ ngoại giao. Phiêu không tôn trọng những người đã đưa ông lên làm lãnh đạo, năm 1997 ông lên giữ chức Tổng bí thư chủ yếu là do Lê Đức Anh bảo trợ.
Tháng 4-2001 ban cố vấn gồm Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh đã gây sức ép buộc Lê Khả Phiêu phải ra đi. Phiêu đã tính bãi bỏ chức cố vấn nhưng họ đã ra tay trước, ông ta không có quan hệ tốt với các ủy viên Bộ chính trị, xì căng đan nghe lén, và bị cáo buộc quá thân Tầu.
Hệ thống chính trị CSVN đã thay đổi, trước đây thế hệ lãnh đạo có các quan hệ bảo trợ (tức tay chân thân tín) và quan hệ rộng trong ba lãnh vực đảng, quân đội và nhà nước. Thế hệ lãnh đạo gần đây không sở hữu một hệ thống quyền lực như thế. Lê Khả Phiêu không mạnh như Lê Duẫn nên đã bị hạ bệ, ông ta không củng cố được một nền móng quyền lực mạnh.


Nông Đức Mạnh
Ông làm Chủ tịch quốc hội từ 1992-2001, sinh ngày 11-9-1940 tại xã Cường Lợi, Bắc Kạn, xuất thân nông dân, dân tộc  Tày.
Mạnh tham gia cách mạng từ 1958, vào đảng CS ngày 5-7-1963, từ 1958-1961 học trường trung cấp Nông lâm Hà Nội. Hai năm sau ông làm công nhân lâm nghiệp ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Năm 1967-1971 Mạnh du học về lâm nghiệp tại Leningrad Liên sô. Năm 1972-1973 ông về nước làm Phó ban thanh tra ty lâm nghiệp, năm 1973-1974 làm Giám đốc lâm trường Phú Lương, năm 1974-1976 theo học trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Năm 1976-1978 Mạnh làm Tỉnh ủy viên, trưởng ty lâm nghiệp Bắc Thái, năm 1980-1984 làm Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Bắc Thái, từ 1984-tháng 10/1986 giữ chức Chủ tịch ủy ban nhân dân Bắc Thái.
Từ tháng 11-1986 tơi tháng 2-1989 Mạnh giữ chức Tỉnh ủy Bắc Thái, Ủy viên dự khuyết trung ương đảng, tháng 3 -1989 tại Hội nghị  BCH trung ương khóa 6, Mạnh được vào Ủy viên chính thức trung ương đảng. Tháng 11-1989 được bầu bổ sung đại biểu quốc hội. Tháng 6-1991,tại Đại hội 7 Trung ương đảng, Mạnh được bầu vào Bộ chính trị. Tháng 9-1992 Nông Đức Mạnh được bầu làm Chù tịch quốc hội khóa 9, tháng 9-1997 Chủ tịch quốc hội khóa 10, tháng 1-1998 được phân công thường vụ Bộ chính trị.
Tháng 4-2001, tại Đại hội toàn quốc khóa 9 Nông Đức Mạnh được bầu vào BCHTƯ và Tổng bí thư Ban CHTƯ. Tháng 4-2006, tại Đại hội 10, Mạnh lại được bầu làm Tổng bí thư đảng.
Có tin đồn Nông Đức Mạnh là con không chính thức của Hồ Chí Minh và Nông Thị Trưng (1920-2003) đã là quản gia của “bác” những năm 1941, 1942, chuyện này có thể là lý do ông được đưa lên ngôi vị Tổng bí thư. Một tờ báo tóm lược thân thế Nông Đức Mạnh sau khi ông này được giữ chức Tổng bí thư, bà Trưng được coi là mẹ ông.
Ngày sinh trong tiểu sử chính thức của NĐM là 11-9-1940 khi ấy ông Hồ còn ở bên Tầu, về VN tháng 2-1941 và gặp bà Trưng tháng 7-1941. HCM có làm một bài thơ tặng cho Trưng năm 1944 và tặng bà này một cuốn sổ, ông đề một hàng chữ “Tặng cháu Nông Thị Trưng để chúc cháu học tập tốt”. Bài thơ ấy sau được dậy cho các học sinh tiểu học. Tháng 4-2001 một ký giả hỏi ông trong một cuộc họp báo xin ông xác nhận lời đồn thì ông đáp: “Mọi con dân VN đều là con cháu bác Hồ”. Tháng giêng năm 2002, một ký giả của báo Time Asia lại hỏi ông về tin đồn này, ông phủ nhận không phải là con của bác Hồ và cha ông tên là Nông Văn Lai, mẹ ông Hoàng Thị Nhị.
Trong bài VN từ 1990, William S.  Turley có nói về Nông Đức Mạnh: (Lê Khả Phiêu) bất lực vì tham nhũng và tăng trưởng trì trệ khiến các nhà lãnh đạo quyết định thay Lê Khả Phiêu bằng Nông Đức Mạnh vào tháng 4-2001. Ông này bắt tay vào việc bài trừ tham nhũng, hội nhập nhiều hơn vào kinh tế toàn cấu. Tổng sản lượng (GDP) lại tăng mạnh, giao thương với Mỹ được tái lập. Cuối năm 2006, VN được chấp thuận trở thành hội viên thứ 150 của WTO, tổ chức thương mại quốc tế kể từ tháng giêng 2007.



Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng đương nhiệm CSVN, ông là Thủ tướng nhiều quyền lực nhất của CSVN từ trước đến nay. Trước đây đảng chỉ huy nhà nước, nhưng dần dần trong cơ chế CSVN đảng nới bớt sự kiểm soát chính phủ, vai trò chỉ đạo của đảng đã mờ nhạt dần.
Dũng sinh ngày 17-11-1949 tại cà Mâu, còn gọi  là Ba Dũng. Năm 1961 tham gia bộ đội, làm liên lạc viên, rồi cứu thương, y tá, y sĩ. Các chức vụ đã giữ: tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội phó, ngày 10-6-1967 gia nhập đảng lao Động VN. Năm 1969 Dũng cấp bực trung úy, đã thoát chết trong một trận càn quét của địch tại Cà Mâu. Ngày 30-4-1975, Ba Dũng cấp bậc trung úy, chính trị viên đại đội quân y Rạch Giá. Sau 1975, Ba Dũng giữ các cấp bậc chức vụ Thượng úy, chính trị viên tiểu đoàn, Đại úy, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, Thiếu tá, trưởng ban cán bộ Kiên Giang.
Tháng 10-1981, Ba Dũng phục viên (giải ngũ) tham gia chính trị, giữ các chức vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư đảng ủy quân sự Kiên Giang. Tháng 1-1995 Ba Dũng giữ chức Thứ trưởng bộ nội vụ, được bầu  Ủy viên trung ương đảng tại đại hội lần 6 (1986) và lần 7 (1991). Ngày 1-7-1996 ông được bầu làm Ủy viên bộ chính trị, Bí thư BCHTƯ, Trưởng ban kinh tế trung ương.
Tháng 9-1997 Đại biểu quốc hội khóa 10, Thủ tướng PhanVăn Khải cử NTDũng làm Phó thủ tướng, Chủ tịch hội đồng tài chính. Tháng 5-1998 Quốc hội thông qua cử Ba Dũng làm Tống đốc ngân hàng nhà nước và giữ chức vụ này cho tới 1999. Ngày 16-5-2006 Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tân Dũng thay ông ta tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội ngày 27-6-2006 và ông được bầu làm tân Thủ tướng trẻ nhất trong 20 năm trước đó. Ngày 25-7-2007, kỳ họp Quốc hội khóa 12 Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được ủng hộ bầu làm Thủ tướng với tỷ lệ 96,96%. Ngày 26-7-2011 Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ 2 tại kỳ họp Quốc hội thứ 13 với tỷ lệ 94%.
Về đối ngoại, Nguyễn Tân Dũng là một nhân vật cải cách, VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế Quốc tế WTO. Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, lạm phát tại VN cao nhất khu vực 25%. Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu 8 tỷ đô la nhưng bị coi là thất bại không đạt mục đích, các khu vực không khởi sắc ngoại trừ thị trường chứng khoán. Thâm hụt ngân sách lên 8% so với 5% năm 2008. Tới 2010 ảnh hưởng tệ hại hơn: bội chi ngân sách báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ gây khó khăn kinh tế, Quĩ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới WB đề nghị VN thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Ngày 20-10-2012 Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi trước Quốc hội về những yếu kém, khuyết điểm của chính phủ trong sự lãnh đạo, quản lý, điều hành.
Ngày 11-6-2009 lần đầu tiên một Thủ tướng của CSVN bị thưa kiện, Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện ông Dũng vi hiến về ký quyết định khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên VN vì có luật bảo vệ môi trường  nhưng tòa án Hà Nội đã bác đơn kiện này.
Trong nhiệm kỳ đầu của Nguyễn Tấn Dũng kinh tế bị bất ổn nghiêm trọng gồm nhiều rủi ro suy thoái, kinh tế VN bất ổn nhiều so với các nước trong khu vực. Nguyễn Tấn Dũng bị đặt câu hỏi về khả năng quản lý kinh tế, trước khi ông ta làm Thủ tướng (năm 2006) tốc dộ tăng trưởng khả quan như sau:
7,08% năm 2002, 7,34% năm 2003, 7,79% năm 2004 và 8,44% năm 2005. Khi Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Tổng sản lượng quốc gia giảm mạnh: năm 2007 đạt tỷ lệ 8,23%, năm sau 2008 tỷ lệ xuống 6,31%, năm 2009 xuống còn  5,32%, năm 2010 tăng chút đỉnh 6,78%, năm 2011 khoảng hơn 5% . Lạm phát tăng cao nhất châu Á, đời sống nhân dân khó khăn, mức thu nhập giai đoạn 2008-2010 tăng bình quân 9,3% nhưng lạm phát lên cao 40%. Nguyễn Tấn Dũng phá giá tiền tệ 4 lần trong vòng 14 tháng tính tới ngày 13-2-2011.
Trong kỳ họp Quốc hội khóa 13 Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận có sai lầm trong quản lý kinh tế. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ VN tại Trung Cộng (1974-1987) chỉ trích Dũng không không có năng lực quản lý xã hội, kinh tế, các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines … đã thất thoát hằng nghìn tỷ của nhân dân. Nguyễn Trọng Vĩnh cũng chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng độc đoán, độc tài.
Từ một sĩ quan cấp úy năm 1975 Nguyễn Tấn Dũng đã leo lên đỉnh cao quyền lực, một phần vì cơ chế chinh trị đổi thay, đảng không còn chỉ huy nhà nước mạnh như xưa. Vai trò của đảng bị lu mờ, lịch sử sang trang, nay việc kết nạp đảng viên khó khăn, đảng đã phải tổ chức vũ sexy khêu gợi mà vẫn ế khách. Theo nhận xét của William S. Turley (trong bài VN từ 1990) thì hiến pháp mới (CSVN) năm 1992 như một bước tiến về việc đảng nới lỏng sự kiểm soát chính quyền (… a new constitution enacted in 1992 was seen as a step toward loosening party control of the government…) . Ngoài ra một phần do Ba Dũng khôn ngoan cài đặt tay chân thân tín vào trong bộ máy công an và quân đội mà danh từ CS gọi là người bảo trợ.
Giống như Đặng Tiểu Bình thập niên 70,  80, 90 trước đây dù chỉ là Phó thủ tướng, Phó chủ tịch đảng nhưng thực sự năm vận mệnh nước Tầu, Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đất nước CSVN hiện nay mặc dù ông ta không phải là Chủ tịch nước hay Tổng bí thư đảng. Theo trang mạng Dân Làm Báo, ông Ba đang cài đặt thân tín bộ hạ tại các địa phương để đoạt nhiều phiếu trong kỳ Đại hội tới và sẽ nắm luôn chức Tổng bí thư cũng như Chủ tịch nước.
Nay Tổng Sản lượng quốc gia VN trong khoảng từ 180-187 tỷ, đứng vào khoảng từ thứ 55-57 (9) trên thế giới, tăng trưởng kinh tế khoảng 6% năm 2014, 2015. Lợi tức đầu người khoảng 2000 đô la một năm (10) (gần bằng 1/3 lợi tức Tầu), đứng thứ khoảng từ 130-138 trong số 180 nước trên thế giới.  VNCS hiện là một nước nghèo đói lạc hậu, sản xuất cũng như xuất cảng còn yếu kém, trên thực tế chỉ làm gia công cho các nước đầu tư. Các nguồn lợi chính là tiền Việt kiều gửi về khoảng 13 tỷ đô la một năm (con số do nhà nước đưa ra) khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên, đầu tư nước ngoài, dịch vụ....Mặc dù được quốc tế trợ giúp nhiều nhưng giới lãnh đạo phí phạm tài nguyên, tham nhũng, quản lý tồi khiến cho nền kinh tế lụn bại không khá nổi.
So với các nước lân bang tại Đông nam Á về mặt kinh tế, người ta ước lượng nước VNCS sẽ phải mất khoảng từ 15 tới 20 năm để theo kịp Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông…và khoảng 10 năm để theo kịp Thái Lan, Mã lai.. cũng như khoảng 7 năm để theo kịp Phi luật Tân, Nam Dương…Hiện nay mức sống còn thua cả Miên, Lào.
Tài sản tập trung tay một số người mà hầu hết là các viên chức, đảng viên cao cấp, những người này sở hữu hằng tỷ đô la gồm tiền ký gửi tại ngoại quốc, đất đai, khách sạn, cơ sở dịch vụ, xí nghiệp…. Những người có mức sống cao đa số đảng viên hoặc có liên hệ họ hàng với cán bộ. Tại Đông Nam Á nay chưa có nước nào chênh lệch giầu nghèo ghê tởm như tại nước Xã hội chủ nghĩa (giả hiệu) VN. Nhà giầu không ai khác hơn là các nhà tư sản đỏ, đảng viên, họ kinh doanh làm ăn  lớn rồi chuyển những số tiền khổng lồ ăn cắp của nhân dân ra nước ngoài.
Ví như khi ta gửi 100 đô la qua dịch vụ cho thân nhân ở VN, không phải rằng họ đưa số tiền đó về nước mà họ sẽ lấy số tiền tiền này tại VN đưa cho thân nhân ta và số tiền ta gửi sẽ được đưa vào trương mục của tư sản đỏ tại Mỹ. Nước mưa xuống suối lại xuôi về nguồn, người Mỹ vừa được tiếng nhân đạo, họ lại chẳng mất gì. Con cháu Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Duẫn, Nguyễn Tấn Dũng…đều được du học bên Nga, Âu Mỹ, họ toàn là phú gia địch quốc, con rể Ba Dũng mới mua đội banh hai trăm triệu đô tại Mỹ.
Phó GS Tiến sĩ Đào Công Tiến đã  giảng “định hướng xã hội chủ nghĩa” là tiến tới mục tiêu  con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, đạt được cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc; nhân dân lao động làm chủ.
Hoàn toàn láo khoét, chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ bóc lột, áp bức kinh tởm nhất trong lịch sử nhân loại, hồi xưa tại miền nam người ta hay nhắc câu ngạn ngữ:
“Bọn thực dân, phong kiến, tư bản làm thịt lợn chúng ăn thịt nạc, nhân dân còn có miếng xương mà gặm, thằng Cộng sản nó ăn cả cứt, nhân dân không có đến một miếng xương”
Cương lĩnh 1991 của Đảng khẳng định rõ xã hội XHCN là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhưng trên thực tế đạo đức xã hội VN nay hoàn toàn băng hoại, đĩ điếm trộm cướp, xì ke ma túy… tràn lan khắp nơi. Người ta ước lượng một khi chế độ CS sụp đổ, phải mất vài thế hệ mới xây dựng lại xã hội lành mạnh như trước.
Hình thành 1945, CSVN sống sót và lớn mạnh từ khi Mao chiếm được Hoa Lục 1949, 50. Họ đã làm đổ quá nhiều xương máu của nhân dân để theo tiến lên chủ nghĩa xã hội chết đói, nay quay đầu lại kinh tế tự do.
Nhiều người nói Việt Nam xấu hổ vì có đảng Cộng sản
Trọng Đạt


(9) List of countries by GDP (nominal), Wikipedia
(10) List of countries by GDP (nominal) per capita Wikipedia


Không có nhận xét nào: